12 bước để trở nên giàu có bạn không nên bỏ qua
Tất cả những tỷ phú đều bắt đầu với mơ ước, hy vọng, kế hoạch và khát khao trước khi họ thực sự giàu có.
Sự giàu có bắt đầu trong suy nghĩ – với niềm tin rằng bạn có thể kiếm được nhiều tiền. Sau hơn 20 năm nghiên cứu trên 500 triệu phú tự thân, năm 1937, nhà báo Napoleon Hill đã cho ra đời tác phẩm “Suy nghĩ và làm giàu” (Think and Grow Rich).
Cuốn sách không hề nhắc đến “tiền” hay “tài sản”, mà tập trung vào hóa giải những rào cản tâm lý khiến bạn không thể làm giàu.Business Insider đánh giá những điều này vẫn còn đúng đắn cho tới ngày hôm nay.
1. Khát khao
Tất cả những tỷ phú đều bắt đầu với mơ ước, hy vọng, kế hoạch và khát khao trước khi họ thực sự giàu có.
“Ước ao sẽ không mang lại sự giàu có. Nhưng khát khao đến mức ám ảnh, sau đó bắt đầu lên kế hoạch rõ ràng, kiên trì thực hiện theo những kế hoạch đó và không chấp nhận thất bại, chắc chắn cuối cùng sẽ mang lại cho bạn sự giàu có”, Hill cho biết trong cuốn sách.
2. Niềm tin
Sự giàu có bắt đầu trong suy nghĩ – với niềm tin rằng bạn có thể kiếm được nhiều tiền.
“Của cải được hình thành trong tâm tưởng. Khối lượng tài sản bị giới hạn bởi suy nghĩ của con người. Và chính niềm tin sẽ phá vỡ những giới hạn đó!”.
3. Tự nhắc nhở
Để biến khát khao thành hiện thực, mục tiêu phải được khẳng định chắc chắn. Bạn sẽ phải nói ra những gì bạn muốn và kế hoạch đạt được để luôn tự nhắc nhở bản thân mình.
“Khả năng tự nhắc nhở bản thân phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn phải toàn tâm toàn ý với khát khao của mình cho đến khi nó trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi”
Ví dụ nếu muốn tiết kiệm 1 triệu USD sau khi nghỉ hưu bằng cách dành dụm tiền mỗi tuần, mỗi ngày bạn đều phải nhắc đi nhắc lại: “Tuần này tôi sẽ dành tiền cho khoản tiết kiệm hưu trí 1 triệu USD”.
4. Rút kinh nghiệm và trau dồi tri thức
Tri thức là sức mạnh tiềm ẩn. Giáo dục chỉ phát huy tác dụng và mang lại tiền bạc khi được ứng dụng vào đời sống. Bạn sẽ không bao giờ biết học thế nào là đủ đâu.
“Người thành đạt, dù ở lĩnh vực nào, cũng luôn không ngừng tích lũy kiến thức liên quan tới công việc của mình. Những người không thành công thường lầm tưởng rằng việc học kết thúc sau khi đã tốt nghiệp”.
Người giàu thích giáo dục hơn là giải trí. Như Warren Buffet chẳng hạn. 80% thời gian mỗi ngày của ông là dành cho việc đọc.
5. Tưởng tượng
Nếu bạn có thể hình dung ra, bạn sẽ thực hiện được nó. “Ý tưởng là khởi nguồn của tài sản. Ý tưởng là sản phẩm của trí tưởng tượng… Giới hạn của con người nằm ở việc phát triển và ứng dụng trí tưởng tượng”.
“Dù bạn là ai, sống ở đâu, làm nghề gì, hãy luôn nhớ rằng đế chế Coca-Cola cũng chỉ xuất phát từ một ý tưởng đơn thuần”.
6. Hành động
Một khi đã nhìn nhận được thành công, bạn cần hành động để theo đuổi nó. Hãy làm điều đó với lòng nhiệt thành và kiên định.
“Cơ hội đang vẫy gọi. Hãy bước lên phía trước, lựa chọn, lên kế hoạch và kiên trì hành động…Hầu hết chúng ta đều bắt đầu tốt nhưng kết thúc lại rất dở. Chưa kể người ta còn dễ bỏ cuộc khi mới gặp chút khó khăn. Lòng kiên định là thứ không gì thay thế được”.
Ví dụ, nếu muốn giàu có, hãy bắt đầu bằng việc lập kế hoạch tài chính và quyết định chính xác bạn muốn tiền của mình chảy về đâu.
7. Quyết đoán
Phẩm chất mà Hill nhận thấy ở tất cả những người thành công mình nghiên cứu là tính quyết đoán. Họ đưa ra quyết định nhanh vì họ biết rõ mình muốn gì.
“Những người không giỏi kiếm tiền thường quyết định rất chậm, và thường xuyên thay đổi quyết định”
Tính quyết đoán không chỉ là phẩm chất của người giàu, mà còn là tố chất cần có của người lãnh đạo. Thà quyết định sai lầm còn hơn không có quyết định nào.
8. Kiên định
Sự kiên trì là một loại sức mạnh ý chí mà rất ít người có được, để biến nỗi khát khao thành sự giàu có thực sự.
“Của cải không sinh ra từ những ước ao. Chúng chỉ được tạo ra từ những kế hoạch cụ thể với niềm khát khao cụ thể và lòng kiên định”. Những người thành công luôn sẵn sàng đối mặt và vượt qua thất bại.
9. Kết giao với người giỏi
Những người giàu có nhất luôn giao thiệp với những người tài năng hoặc cùng chung lý tưởng. Sự kết hợp của nhiều cái đầu thông minh đương nhiên sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn rất nhiều.
“Không ai có thể một mình tạo nên sự vĩ đại. Nhiều trí óc kết nối với nhau sẽ sinh ra nhiều năng lượng hơn, cũng giống như một dãy pin sẽ phát nhiều năng lượng hơn chỉ một cục pin vậy”.
Đó là lý do vì sao người giàu thường chơi với người giàu.
10. Lạc quan
Nếu thực sự muốn giàu có, bạn phải luôn nuôi dưỡng khát khao đó trong tiềm thức của mình.
“Tiềm thức rất ỷ lại. Nếu không áp đặt khát khao của bạn vào trong đó, nó sẽ lập tức lờ đi đấy. Cảm xúc tích cực và tiêu cực không thể diễn ra cùng lúc. Phải có một thứ vượt lên. Và bạn có trách nhiệm đảm bảo cho cảm xúc tích cực chiến thắng”.
Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người lạc quan thường làm việc hiệu quả và ít có khả năng thất nghiệp hơn người bi quan.
11. Học hỏi từ những người xung quanh
Não của chúng ta có tác dụng tiếp nhận tư tưởng từ những người xung quanh, đặc biệt là những người thông minh, sáng tạo và tích cực.
“Não người có khả năng bắt sóng suy nghĩ từ những bộ não khác”.
Quy tắc này đi xa hơn việc chỉ đơn giản là kết giao với những người tài giỏi, bạn phải biết cách tương tác để cùng tìm ra cách giải quyết vấn đề. Hills gọi đây là việc “hợp nhất trí óc”.
12. Tin vào linh cảm
Quy tắc này chỉ áp dụng sau khi bạn đã hoàn thành tất cả những điều trên.
“Với sự giúp đỡ của giác quan thứ sáu, bạn sẽ cảm nhận được những cơ hội cũng như rủi ro sắp xảy đến”.
Tuy nhiên, bạn có thể sẽ phải đợi đến năm 40 tuổi mới có thể thấy được sự thay đổi trong trực giác của mình. Khi ấy, bạn đã đủ khôn ngoan để đưa ra những quyết định thông minh một cách bản năng nhất.
Leave a Reply