Làm thế nào để đối phó khi không hợp tính với sếp
Chúng ta thường hay thích nói xấu hay chỉ trích sếp tồi. Tuy nhiên, điều này không khiến anh ấy/cô ấy trở nên tốt hơn mà chỉ chứng tỏ bạn là người thích nói xấu người khác.
Theo một khảo sát, cứ 4 nhân viên thì có 3 người “gặp vấn đề” với sếp. Vì vậy nếu bạn chẳng may làm việc với một người quản lý kém thì điều này cũng chẳng lạ.
Làm việc với một vị sếp không phù hợp là điều gây căng thẳng và mệt mỏi nhất khi đi làm. Theo một khảo sát, cứ 4 nhân viên thì có 3 người “gặp vấn đề” với sếp. Thỏa hiệp hay bỏ việc? Nếu quyết định nghỉ việc để tìm kiếm một vị sếp tốt hơn là điều không thể diễn ra trong một sớm một chiều thì bài viết này gợi ý những giải pháp để cải thiện tình hình.
1. Đừng biến mình thành những nhân viên xấu tính
Chúng ta thường hay thích nói xấu hay chỉ trích sếp tồi. Tuy nhiên, điều này không khiến anh ấy/cô ấy trở nên tốt hơn mà chỉ chứng tỏ bạn là người thích nói xấu người khác. Nếu bạn cần phải “nói” với ai đó, hãy chọn cách chuyên nghiệp bằng cách tìm gặp bộ phận nhân sự để chia sẻ về những vấn đề của mình.
2. Mạnh dạn lên tiếng
Đừng ngậm bồ hòn làm ngọt. Nếu bạn không phải là người duy nhất mà nhiều người khác trong team gặp vấn đề với sếp, tại sao không mạnh dạn lên tiếng về vấn đề này. Thẳng thắn chia sẻ những cảm nhận và suy nghĩ của bạn với anh ấy/chị ấy để cùng nhau giải quyết. Nếu không chỉ riêng bạn mà nhiều người khác cũng không hài lòng với cách quản lý của anh ấy/chị ấy thì rõ ràng bạn có cơ sở để yêu cầu sự thay đổi.
3. Đừng khiến sếp trở nên tồi tệ hơn
Một quy luật rằng căng thẳng sẽ khiến những vị sếp tồi càng trở nên tồi tệ hơn. Nếu mối quan hệ của bạn và sếp vốn không sáng sủa thì cũng đừng khiến nó trầm trọng hơn. Dễ hiểu rằng khi bạn phải chịu đựng một vị sếp tồi, nhiệt huyết và nỗ lực trong công việc giảm sút và thường dẫn đến sai sót. Thay vào đó, hãy cải thiện tình hình bằng cách hoàn thành tốt nhiệm vụ của bạn tốt nhất có thể. Điều này khó nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được. Một khi bạn làm tốt trách nhiệm của mình, anh ấy/chị ấy không có lý do nào để làm khó bạn.
4.Đừng để sếp tồi cản trở bạn
Những người lãnh đạo tốt sẽ động viên, tạo điều kiện và là người cố vấn cho nhân viên phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn hoàn toàn mất đi cơ hội phát triển bản thân nếu chẳng may làm việc với sếp tồi. Hãy tự thân vận động. Chủ động học hỏi trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng qua các khóa học, tìm kiếm cho mình một mentor trong sự nghiệp (người này có thể là bất kỳ ai bạn cảm thấy có thể được học hỏi). Có nhiều cách để bạn vẫn thành công mặc dù dưới sự quản lý của một sếp tồi.
5. Học hỏi từ sếp tồi
Nghe có vẻ vô lý nhưng từ đây bạn sẽ học được cách để không trở thành những người sếp tồi tương lai. Cách quản lý, hành vi, phong cách giao tiếp với nhân viên, cách ra quyết định,… hãy chú ý thật kỹ chân dung của người quản lý tồi để rút kinh nghiệm từ đó. Chắc chắn bạn sẽ không muốn những nhân viên tương lai của mình cũng ở trong tình trạng hiện tại của bạn phải không?
Lời kết: Một gợi ý cuối cùng là đừng quên tìm cách giải tỏa cảm xúc khi phải làm việc với sếp tồi. Hãy làm bất cứ điều gì mình thích để cân bằng lại cuộc sống. Anh ấy/chị ấy cũng chỉ là một người đi qua cuộc đời bạn trong một thời gian ngắn và đừng để họ trở thành nỗi bận tâm của bạn.
Leave a Reply