Lý do mà bạn nên đổi việc 3 năm một lần?
Những người nhảy việc thường luôn thử thách bản thân mình bằng cách ra khỏi vùng an toàn (comfort zone).
Mọi người cho rằng cứ vài năm bạn đổi việc thì hồ sơ xin việc của bạn tiết lộ với nhà tuyển dụng rằng bạn không thể trụ trong công việc, không hòa hợp với đồng nghiệp, hoặc chỉ đơn giản là bạn không trung thành và gắn bó với công ty.
Tuy nhiên quan niệm này đang bắt đầu trở nên lỗi thời khi nhân viên thế hệ 8X-9X ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong các doanh nghiệp và họ luôn mong muốn luôn phải trau dồi, phát triển bản thân và tiến xa trong sự nghiệp.
Những nhân viên gắn bó với công ty thường luôn kỳ vọng công ty sẽ đối đãi với mình tốt về lâu về dài, tuy nhiên thống kê tại Mỹ cho thấy những nhân viên làm việc với một công ty trên 2 năm thông thường nhận lương ít hơn những người mới vào công ty cho cùng một vị trí.
Gần đây, nền kinh tế không ổn định đã làm cho việc nhảy việc ngày càng tăng. Những nhân viên giỏi luôn muốn học được nhiều điều và muốn gắn bó với công ty, dù trong thời gian ngắn họ vẫn luôn chú tâm đến việc tạo ấn tượng tốt với công ty trong thời gian làm việc.
Patty McCord, cựu Giám đốc Nhân sự của Netflix (và cũng từng đảm nhiệm văn hóa đổi mới của công ty) nói rằng nhảy việc là điều nên làm mỗi 3-4 năm. “Các công ty phải nhận thức rằng nhân viên là những người muốn đóng góp và rất nhạy bén ngay từ khi họ mới vào làm. Mọi người đều muốn gia nhập công ty, hoàn thành tốt công việc và đóng góp cho công ty. Dù họ có trụ lại công ty hay không thì họ cũng sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm khi đổi việc.”
Những người nhảy việc thường luôn thử thách bản thân mình bằng cách ra khỏi vùng an toàn (comfort zone). Họ biết mình phải học nhanh, tạo ấn tượng tốt và phát triển bản thân trong vòng vài năm trước khi chuyển sang công việc mới.
Tác giả Penelope Trunk, đồng thời cũng là nhà kinh doanh, cho rằng cuộc sống sẽ ổn định hơn khi bạn thay đổi công việc đều đặn. Nếu như bạn không đổi việc sau mỗi 3 năm, bạn không phát triển những kỹ năng cần thiết để xin việc nhanh chóng, và kết quả bạn cũng sẽ khó ổn định nghề nghiệp. “Bạn chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào công ty giống như những năm 1950, và bạn sẽ nhận được phần thưởng như một chiếc đồng hồ vàng sau 50 năm làm việc tại công ty…”. Tôi đã đọc rất nhiều về việc định nghĩa một nhân viên giỏi, và mọi người tin rằng bạn càng giữ chân nhân viên lâu thì nhân viên càng có giá trị, bởi vì bạn đã đào tạo họ quen với công việc họ cần làm. Nhưng thực tế họ không học được nhiều và không làm tốt công việc sau một thời gian dài gắn bó với công ty. Do đó, nhân viên càng làm lâu thì việc họ hoàn thành càng kém hiệu quả đi, và những người hay đổi việc lại hoàn thành nhanh hơn.”
Trunk tin rằng quá trình học hỏi sẽ “ít dần đi sau 3 năm”, và ngoại trừ các công việc liên quan đến nghiên cứu, nhân viên cần đổi việc để giữ lửa nhiệt huyết cho sự nghiệp.
Như vậy về phần các công ty thì sao? Chúng ta đều biết rằng việc đào tạo nhân viên rất tốn kém, và nếu cứ tuyển nhân viên mới thì công ty sẽ bị ảnh hưởng thế nào? McCord nói rằng trong vòng nhiều năm sau khi công ty bạn phát triển nhanh chóng và nhiều nhân viên gia nhập rồi nghỉ việc, bạn đừng quá lo lắng về việc nhân viên không có kiến thức nhiều về công ty.
Leave a Reply