Đặc điểm cần lưu ý trong sơ yếu lý lịch để lọt ngay vào tầm “mắt xanh” của nhà tuyển dụng
Tháng 10 năm 2012: được thăng chức lên trưởng phòng nhân sự ( 5 nhân viên cấp dưới)
Bản sơ yếu lí lịch là yếu tố đầu tiên giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng về bạn và có thể gọi bạn đi phỏng vấn, vậy bạn hãy chuẩn bị bản sơ yếu lí lịch thật tốt để có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng nhé! Sau đây là những lưu ý tiếp theo giúp bạn có một bản sơ yếu lí lịch tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
5: Trong sơ yếu lí lịch bạn hãy chia thành các mục nhỏ khi viết nội dung
Trong phần tóm tắt nội dung công việc của mình bạn hãy chia các nội dung cần truyền đạt thành các mục nhỏ với những gạch đầu dòng, việc này sẽ giúp cho bản sơ yếu lí lịch làm cho nhà tuyển dụng có thể đọc và ấn tượng với bạn CV xin việc.
Ví dụ về nội dung công việc:
Lý lịch làm việc:
Tháng 7 năm 2009: trúng tuyển vào công ty, tại phòng nhân sự.
Tháng 10 năm 2012: được thăng chức lên trưởng phòng nhân sự ( 5 nhân viên cấp dưới)
Công việc phụ trách:
Tuyển dụng nhân viên, phụ trách việc tìm nhân lực cho công ty ( phụ trách quảng cáo tìm được, phỏng vấn, quản lý việc ứng tuyển)
Lập các phương án đào tạo các nhân viên mới
Xây dựng và chỉnh sửa những quy định và chế độ nhân sự
Đánh giá nhân viên
6: Hãy viết những kết quả công việc, kinh nghiệm và thành tích của bạn.
Xem thêm: 30s vàng giới thiệu bản thân khi phỏng vấn!
Trong hồ sơ xin việc bạn hãy viết một cách khách quan, đưa ra những con số hay sự kiện một cách cụ thể, không nên quá trương bỏi đây là yếu tố rất quan trọng để nhà tuyển dụng đanh giá được khả năng của bạn, những thành tích hay những kinh nghiệm bạn hãy viết một cách rõ ràng, tóm tắt bằng những gạch đầu dòng.
7: Khi bạn viết về lý do nghỉ việc ở công ty cũ đừng viết một cách phủ định mà hãy viết một cách tích cực.
Bạn hãy viết những lý do tích cực khiến bạn nghỉ ở công ty cũ và ứng tuyển vào công ty mới, bạn đừng viết ra những điều không thích, hay bất mãn với những quy định, chế độ đãi ngộ của công ty nơi bạn làm việc trước kia, điều này sẽ gây ấn tượng không tốt của nhà tuyển dụng tới bạn.
8: Hãy viết mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
Qua mục tiêu nghề nghiệp bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được những điểm mạnh của mình, đây cũng là cách PR bản thân rất tốt trước nhà tuyển dụng, bạn hãy viết những điểm mạnh của mình,những kinh nghiệm làm việc, và với những kinh nghiệm đó khi được ứng tuyển vào công ty bạn sẽ phát huy chúng như thế nào?
Leave a Reply